Người Việt với nghề giặt ủi tại Texas - USA

, PowerLine Viet Nam

Nói chung, nếu chịu khó, nghề giặt ủi thu nhập rất khá, là nghề "ho ra bạc, khạc ra tiền" vào những thập niên trước. Bây giờ, đây vẫn còn là một nghề khá hấp dẫn, thu nhập vẫn rất tốt so với một số ngành nghề khác. 


Nghề giặt ủi có hai loại: giặt khô (Dry cleaner) và giặt nước (Washateria ).  Là hình thức tiệm giặt đồ tự động, chủ nhân chỉ cần trang bị thiêt bị máy giặt công nghiệp, thiết bị máy sấy công nghiệp (tùy theo diện tích lớn nhỏ của tiệm), mở cửa ra để khách hàng sử dụng máy, tự giặt lấy đồ của mình
Chủ không cần có mặt thường xuyên, chỉ cần có mặt trong một khoảng thời gian nhất định nào đó để kiểm soát máy móc, lấy tiền từ máy về, cho thêm hàng hóa vào mấy cái máy tự động bán bột giặt, thuốc tẩy... Trong tiệm hầu như tất cả đều sử dụng máy móc tự động.
  Lợi điểm của nghề này là chủ nhân không cần phải mất nhiều thời gian, có khi chỉ cần mướn một người trông coi, quét dọn, kiểm soát xem máy móc cái nào hư, dán giấy báo cho khách biết để khỏi sử dụng, và báo cho chủ biết để ra sửa chữa.
  Tiệm giặt loại này, đa số được mở ra ở khu vực dân cư nghèo. Vì nghèo, sống ở chung cư, không có máy giặt ở nhà nên mới đem đồ ra tiệm giặt. Chứ khu vực khá giả, thì nhà ai cũng có máy giặt, đâu ai đi giặt ở ngoài.
  Do đó nghề này phải đối đầu với nhiều phức tạp. Đôi khi vì không có chủ hiện diện, nên gặp khách hàng xấu tính, cũng bị họ quậy phá, làm hư máy móc, hoặc cạy máy, ăn cắp tiền lẻ...  Nhưng đa số người Việt mình rất chịu khó. Hầu hết chủ nhân thường xuyên có mặt để kiểm soát và nhận thêm những dịch vụ đi kèm, như sửa quần áo, kết nút, lên lai, vá áo, mạng quần, cũng như bán thêm nước uống, đồ ăn vặt cho khách, để kiếm thêm thu nhập.



Nhiều khách không có thì giờ, sáng sớm họ tạt ngang giao khoán đồ cho chủ, sau giờ làm họ ghé vào lấy về. Lúc này đồ đã được giặt và xếp lại gọn gàng trong giỏ. Loại giặt này gọi là "wash and fold" - giặt và xếp, tính tiền theo cân nặng. 
Nói chung, nếu chịu khó, nghề này thu nhập rất khá, là nghề "ho ra bạc, khạc ra tiền" vào những thập niên trước. Ở thời điểm bây giờ, nghề này đã gặp nhiều khó khăn, do những luật lệ khắc nghiệt mới, giá tiền nước tăng cao, vì bị thêm tiền tái chế nước sau khi sử dụng (sewer). Giá điện theo giá xăng dầu cũng lên gấp mấy lần. 
Mọi thứ đều lên giá, chi phí tăng cao, lại gặp thời buổi kinh tế đình trệ, khách hàng giảm thiểu, nên ảnh hưởng nhiều tới thu nhập của ngành nghề này. Tóm lại, thời hoàng kim nghề này đã qua, không còn kiếm tiền dễ dàng như trong quá khứ. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một nghề sống được, thu nhập vẫn còn tốt so với một số ngành nghề khác. 
Tiếng là giặt khô, nhưng thật ra loại tiệm giặt này có cả hai loại, loại đồ giặt bằng nước thường, và loại giặt bằng hoá chất. Tùy theo chất lượng vải đòi hỏi, đảm nhận giặt và ủi từ khâu đầu đến khâu cuối.  Nghề này bắt đầu thịnh hành từ hơn hai thập niên trước. Loại tiệm này cần trang bị rất nhiều máy móc, số vốn bỏ ra cũng khá lớn (từ 300 đến 400 ngàn dollars), cần nhiều thợ cho mỗi khâu giặt, ủi, cũng như phân loại, sắp sếp đồ... 
Tuy nhiên thời điểm đó loại tiệm mẹ trang bị đầy đủ máy móc này không nhiều, vì khách hàng tương đối chọn lọc, chỉ chủ yếu phục vụ cho thành phần khá giả, giàu có. Họ khó tính, đòi hỏi cao, giặt phải sạch, ủi phải thẳng như mới, không được một còn tì vết... Do vậy giá tiền phục vụ khá cao. Để có đủ khách trên bình diện rộng, theo nhu cầu đã phát sinh thêm những tiệm con ăn chia nhận khách dọc đường cho tiệm mẹ. Tên thường gọi của những tiệm con này là Sub station.

Có thể bạn quan tâm:




Loại dịch vụ này không cần vốn nhiều, chỉ cần căn tiệm nhỏ, đứng trung gian nhận đồ rồi chia 50/50 với tiệm mẹ, kèm thêm dịch vụ sửa đồ, hoặc may đồ. Đơn giản vậy nhưng thu nhập cũng rất khá. Ở thời điểm này, tiệm con, tiệm mẹ gì cũng sống hùng sống mạnh, sống vững chắc.  Thời gian khoảng 15 năm trở lại đây, nghề giặt khô này vì lợi nhuận to lớn, không nhớ khởi đầu từ ai (chắc cũng khởi nguồn từ dân Á đông, chịu khó chịu khổ), mà cuộc cách mạng giặt đồ giá rẻ đã bùng phát, phổ thông đại chúng tới mọi tầng lớp sang hèn.
Loại tiệm giặt này giá phục vụ rất bình dân, do áo quần không cần phải o bế tốn nhiều công sức, chỉ cần giặt ủi tương đối, xử lý tất cả bằng máy móc. Giặt hàng loạt, ủi đồ hàng loạt, nhanh, nhiều, nên giá rất phải chăng.  Do quá tiện lợi nên số lượng khách hàng rất đông, hầu như nhà nhà ai cũng đem đồ ra tiệm giặt. So ra vừa rẻ mà còn trông đẹp hơn tự giặt ủi ở nhà rất nhiều, đôi bên đều có lợi. Cuộc cách mạng giá rẻ đã thành công ngoài sức tưởng tượng, nên nhiều cửa tiệm mới mọc lên ào ạt, hầu như góc đường nào cũng có. Những cửa tiệm này toàn là dân Á đông làm chủ, trong đó số đông là người Việt. 
Cuộc cách mạng giá rẻ này đã đánh sập không ít những tiệm giá cao có sẵn từ trước của dân bản xứ, kèm theo hàng loạt sub station (tiệm con) bị ảnh hưởng nặng. Vì cục diện thay đổi, tiệm mẹ giá rẻ mở ra khắp nơi, mọi góc phố, góc đường. Vì vậy tiệm con đã trở nên lỗi thời, dần dần phải tự đóng cửa, đổi nghề. 
Nghề này cũng có khi gặp nhiều sóng gió, như hoá chất giặt khô, chất Perch (Perchloroethylene) bị cảnh cáo ảnh hưởng sức khoẻ, ô nhiễm môi trường... Chính phủ cố gắng thay thế bằng chất khác để giảm thiểu độc hại, chất petroleum đang được thay thế dần. Nhưng nhiều nhà giặt chuyên nghiệp cho biết chất petroleum giặt đồ không sạch bằng chất perch, và loại máy móc đang xài, được sản xuất chỉ sử dụng được Perch solvent. Máy lại rất mắc, nên dù bị chính phủ đánh thuế thêm tiền làm sạch không khí, đem đến giá mua perch khá cao.
Tuy nhiên, một số lớn họ vẫn phải ráng cầm cự thêm một thời gian nữa, cho đến khi thay được máy mới.  Nghề nào cũng vậy, giặt ướt, giặt khô hay bất cứ ngành nghề phục vụ khách hàng nào khác, vẫn lắm khi nhức đầu vì những vô lý, ngang ngược của khách hàng. Nhất là nghề này chủ yếu phục vụ khách bình dân, nên thêm phần phức tạp.


Địa điểm giặt là với máy giặt công nghiệpmáy sấy công nghiệp chất lượng cao

Riêng nghề giặt khô còn có thêm những khó khăn về nhân công, thêm máy móc lắm khi trục trặc, đồ của khách lại buộc phải giao trong ngày. Mệt nhất là mỗi khi máy móc gặp trở ngại, kiếm thợ bảo trì cũng rất khó khăn. Vì số thợ máy cho ngành này có hạn, mà tiệm giặt thì quá nhiều, số cung ít hơn số cầu, nên nhiều khi cầu thợ còn hơn cầu thần. Lắm phen căng thẳng, giận quá muốn bỏ nghề. Nhưng bù lại kiếm khá tiền, nên hết giận, lại làm tiếp. 
Một tiệm gìặt khô nếu mở trúng vào một địa điểm tốt, làm ăn suôn sẻ, mỗi tháng kiếm 10-20 nghìn đôla là chuyện bình thường. Đó là kể vào thời hoàng kim, nhiều năm trước, còn bây giờ ra sao? 
Do lợi nhuận cao, nên thiên hạ ào ạt ra mở tiệm, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đua nhau giảm giá. Trong khi lượng khách hàng thì có phần giảm bớt, phải thắt lưng buộc bụng do kinh tế co cụm. Đã vậy mọi thứ, từ điện, gas, tới hoá chất giặt là, bột giặt, tiền mướn đất... đều tăng với tốc độ phi mã, đã đẩy ngành giặt khô này vào ngõ cụt. Tuy vậy, trong thời điểm hiện tại, dù đã qua thời hoàng kim, nhưng vẫn còn sống được, so với một số ngành nghề khác. 
Với bất cứ ngành nghề nào, phân tích chỉ là ở dạng tổng quát, không thể áp dụng cho riêng từng trường hợp. Dù thời điểm nào, vẫn có nhiều người thành công, lắm người thất bại. Sự thành bại còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, như thời vận may rủi, cung cách phục vụ, chất lượng phục vụ, địa điểm tốt, xấu... Dẫu sao, đây cũng là những ngành nghề đã và đang mang lại cơm no áo ấm cho nhiều gia đình người việt ở Texas trong nhiều năm qua.  Xin chúc may mắn đến tất cả.