1. Dùng mắc treo bằng kim loại trong tủ quần áo
Mắc áo hay tất cả những dụng cụ treo quần áo bằng kim loại không những không thể đảm bảo treo được những món đồ với chất vải dày và nặng của mùa đông như: áo khoác da, áo len… mà theo thời gian còn dễ bị cong vênh thậm chí còn khiến món đồ của bạn biến dạng so với kiểu dáng cũ (áo len bị chảy len, mất dáng áo khoác…). Những chiếc mắc áo bọc vải nỉ là lựa chọn thông minh và hợp lý hơn để thay thế. Chúng không để lại dấu vết trên vai áo khi bạn treo áo sơ mi hay trang phục sáng màu, có đủ độ bám dính cần thiết khi treo các loại vải mỏng như lụa, satin, đồng thời cũng mỏng nhẹ hơn mắc nhựa nên dễ dàng để trong tủ quần áo hơn.
Dùng mắc treo bằng kim loại trong tủ quần áo
2. Treo áo len giống những kiểu áo bình thường khác
Áo len có chất vải nặng hơn và có độ co giãn cao hơn các kiểu áo khác nên nếu bạn treo theo cách thông thường thì chất len sẽ nhanh chóng bị chảy và giãn ra. Cách tốt hơn để bảo quản áo len là gấp gọn lại và xếp trong ngăn kéo tủ còn nếu không hãy gấp nó và treo vào mắc theo hình phía dưới đây.
Treo áo len giống những kiểu áo bình thường khác
3. Gấp gọn đồ da thay vì treo chúng lên
Việc bạn gấp gọn gàng những món đồ da cất trong tủ sẽ khiến chúng có nhiều nếp gấp và dễ bị nhàu hơn. Nhất là khi chất liệu da lại có tính chất khác hẳn những chất vải khác. Nó rất kỵ nhiệt độ cao nên việc dùng bàn là để là phẳng là không thể. Để ngăn ngừa tình trạng này, thay vì gấp gọn bạn hãy treo chúng lên cùng với mắc áo, sử dụng thêm miếng bìa nhỏ để tránh các vết hằn xuất hiện trên quần áo.
Gấp gọn đồ da thay vì treo chúng lên
4. Bảo quản quần áo trong túi ni-lông
Những món đồ ít khi dùng đến thường được bảo quản riêng bằng túi ni-lông cất trong tủ quần áo. Điều đó là cần thiết tuy nhiên bạn nên chú ý mỗi khi cần dùng hãy bỏ chúng ra khỏi túi trước khoảng 30 phút. Bởi khi bạn cất trong túi mùi ni-lông và mùi ẩm trộn lẫn vào nhau ám mùi lên quần áo, bỏ ra trước như vậy để mùi khó chịu bay hết đi. Bên cạnh đó, nếu quần áo bạn treo trong tủ bị dễ bị nhàu và nhăn, đó là do bạn treo chúng quá sát nhau. Hãy tách chúng xa nhau hơn chút để giảm tình trạng này.
Bảo quản quần áo trong túi ni-lông
5. Giặt khô quần áo quá thường xuyên
Bạn có biết rằng việc là khô quần áo quá thường xuyên có thể làm sờn và hỏng một vài loại vải. Vậy nên trước khi làm bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên mác của món đồ đó. Nếu nó ghi "dry-clean only” (chỉ được giặt khô) thì tốt nhất bạn nên mang đến tiệm giặt là để họ giặt khô và là hơi. Còn nếu ghi "dry-clean” (với các chất liệu polyster, cashmere, nylon) thì nên giặt đồ thường xuyên bằng tay ở nhà và phơi khô trên mặt phẳng.
Giặt khô quần áo quá thường xuyên
6. Quên kéo khóa, đóng cúc, lộn trái quần trước khi cho vào máy giặt
Quần không kéo khóa, hay cúc quần dễ móc vào những món đồ khác gây hỏng và rút sợi vải. Vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ quần trước khi cho vào máy giặt. Với các loại quần như quần vải, quần jeans cần lộn trái để tránh bạc màu khi giặt và phơi.
Xem thêm sản phẩm:
Quên kéo khóa, đóng cúc, lộn trái quần trước khi cho vào máy giặt
7. Giặt đồ jeans/ denim thường xuyên
Giặt đồ jeans/ denim quá thường xuyên sẽ khiến chất liệu nhanh bị giãn và bạc màu. Thay vì giặt nhiều lần, bạn có thể làm sạch bằng cách cho chiếc quần bẩn vào túi bóng và cho vào ngăn đá tủ lạnh để qua đêm để diệt sạch vi khuẩn.
Giặt đồ jeans/ denim thường xuyên